Các website trên thuộc sở hữu quyền quản lý, giám sát bởi công ty Pikom (Tham khảo xem tại đây)

Giải pháp công nghệ lọc nước Ptech

Hệ thống xử lý nước RO cho phòng thí nghiệm

Hãng sản xuất:

Giá bán: 0 vnđ

Mối liên hệ giữa chất lượng nước và phòng thí nghiệm

Nước là một nguyên liệu không thể thiếu trong phòng thí nghiệm. Nước siêu sạch là nguyên liệu thô thiết yếu làm nền tảng cho rất nhiều các ứng dụng khoa học và y tế – tầm quan trọng của nó không bao giờ được đánh giá thấp, từ rửa các dụng cụ thủy tinh cho đến sản xuất, phân tích… Các tạp chất có trong nước ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của các thí nghiệm. Do đó, hệ thống lọc nước là thiết bị quan trọng đảm bảo rằng các thí nghiệm của bạn chạy trơn tru nhất có thể. Hệ thống lọc nước là một thiết bị tạo ra nước tinh khiết với chất lượng nước luôn ổn định.
 

Tiêu chuẩn nước cấp dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu và phương pháp thử tương ứng cho ba loại nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích các hoá chất vô cơ.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước để phân tích vết hữu cơ, phân tích các chất hoạt động bề mặt, hoặc phân tích sinh học hay y tế.
Trong một số trường hợp, khi có những phương pháp phân tích đặc biệt cần sử dụng nước vô trùng, không chứa sunfua hoặc có một sức căng bề mặt nhất định, phải tiến hành thử nghiệm, tinh chế hoặc xử lý sạch nước bổ sung.
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 3696-1987.
Tiêu chuẩn này quy định ba loại nước như sau:

Loại 1

Không có chất nhiễm bẩn hoà tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao; phải được sản xuất bằng cách sử lý tiếp từ nước loại 2 ( ví dụ thẩm thấu ngược hoặc khử ion hoá sau đó lọc qua một vùng lọc có kích thước lỗ 0,2mm để loại bỏ các chất dạng hạt hoặc chưng cất lại ở một máy làm bằng silic oxit nóng chảy.

Loại 2

Có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo và thích hợp cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) và xác định các thành phần ở lượng vết; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất nhiều lần, hoặc bằng cách khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược sau đó chưng cất.

Loại 3

Phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất một lần, khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược. Nếu không có quy định nào khác, loại này được dùng cho phân tích thông thường.
Chú thích: nguồn nước cung cấp ban đầu là nước uống được và sạch. Nếu nước bị nhiễm bẩn nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được phân tích trước.

Yêu cầu:

Nước phải thoả mãn đầy đủ những mức và yêu cầu trong bảng.
Tên chỉ tiêu Mức các chỉ tiêu
Loại 1 Loại 2 Loại 3
1.Độ pH ở 250 C phạm vi bao hàm Không áp dụng (xem chú thích 1) Không áp dụng (xem chú thích 1) 5,0 đến 7,5
2. Độ dẫn điện ở 25 độ C tính bằng mS/m, không lớn hơn 0,01 (xem chú thích 2) 0,1 (xem chú thích 2) 0,5
3. Chất oxy hoá.Hàm lượng oxy(O) tính bằng mg/l không lớn hơn… Không áp dụng (xem chú thích 3) 0,08 0,4
4. Độ hấp thụ ở 254 nm và chiều dày 1 cm, tính bằng đơn vị hấp thụ, không lớn hơn… 0,001 0,01 Không quy định
5. Hàm lượng cặn sau khi bay hơi ở 110 độ C tính bằng mg/kg không lớn hơn… Không áp dụng (xem chú thích 3) 1 2
6. Hàm lượng silic dioxit (SiO2) tính bằng mg/l, không lớn hơn… 0,01 0,02 Không quy định

Chú thích:

1) Do những khó khăn trong việc đo giá trị của nước tinh khiết cao và giá trị đo được không chắc chắn, nên không quy định giới hạn pH của nước loại 1 và loại 2.
2) Gía trị độ dẫn điện của loại 1 và loại 2 ứng với nước vừa điều chế xong; trong bảo quản nước có thể bị nhiễm bẩn bới cacbon trong khí quyển và chất kiềm của thuỷ tinh tan vào nước, dẫn tới những thay đổi độ dẫn điện.
3) Không quy định giới hạn chất oxy hóa được và cặn sau khi bay hơi của nước loại 1 vì khó có phương pháp thử phù hợp ở mức tinh khiết này. Tuy nhiên chất lượng của nước được đảm bảo do sự phù hợp với các yêu cầu khác và do phương pháp điều chế.
 

Giải pháp xử lý nước cấp phòng thí nghiệm

Hiện nay đối với các phòng thí nghiệm, thì chất lượng nước phải là nước siêu tinh khiết. Nguồn nước cấp cho hệ thống xử lý có thể lấy từ hệ thống nước thủy cục.
Quá trình xử lý như sau:

– Cột lọc đa tầng: Loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 10µm và các kim loại nặng như Sắt và mangan

– Cột lọc than hoạt tính: Có thể kết hợp nhiều loại than hoạt tính để tăng hiệu quả xử lý, nhằm loại bỏ lượng Clo dư, khử mùi và các hợp chất hữu cơ khác có trong nước.

– Cột trao đổi ion: Giảm độ cứng của nước bằng việc sử dụng các cation Na+ trao đổi với các ion Mg2+, Ca2+ … có trong nước, bảo đảm nước đầu ra là nước mềm.

– Cột lọc Cartridge: Với các khe lọc dưới 5µm, giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước trước khi dẫn nước qua màng lọc RO.

– Màng lọc RO:

Hiệu suất lọc của màng Ro lên đến 96.95%, giúp tạo ra nguồn nước tinh khiết, loại bỏ các ion lạ, vi khuẩn, nấm, tảo có trong nước. Sau màng lọc nước RO, độ dẫn điện của nước dưới 10µS/cm. Đạt yêu cầu cho quá trình xử lý sắp tới.

– Thiết bị EDI:

Giai đoạn quan trọng nhất để đưa chất lượng nước đạt tiêu chuẩn là cụm module lọc nước EDI. Nước qua thiết bị RO được dẫn tiếp qua thiết bị lọc nước EDI, độ dẫn điện của nước giảm xuống chỉ còn dưới 0.1µS/cm.

– Khử trùng và lọc xác khuẩn:

Đèn diệt khuẩn UV, tiệt khuẩn bằng tia cực tím có thể dùng 1, 2 hoặc 3 bóng đèn, tuỳ theo lưu lượng nước cần tiệt khuẩn. Sau đó dẫn qua thiết bị lọc để loại bỏ xác của vi sinh vật đã bị tiêu diệt trước khi đưa nước vào sử dụng.








Đối tác khách hàng

5
15
14
13
12
11
10
6
9
8
7
2
2
3
4
16
Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi
0916 133 212