Các website trên thuộc sở hữu quyền quản lý, giám sát bởi công ty Pikom (Tham khảo xem tại đây)

Giải pháp công nghệ lọc nước Ptech

Hệ thống RO cho ngành sản xuất khác

Hãng sản xuất:

Giá bán: 0 vnđ
Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. 
1. Tổng quan
Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da giày, và đồ gỗ...
 

2. Mối liên hệ giữa chất lượng nước và các ngành công nghiệp
Trong tất cả các nghành công nghiệp, nước là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vai trò của nước trong các ngành công nghiệp:
- Dùng để giặt quần áo trong ngành may mặc, vải vóc, hiệu quả giặt tẩy của các loại hóa chất sẽ bị giảm khi nó được hòa tàn trong nước có độ cứng cao. Nguyên nhân này do các tác nhân như muối canxi, magie carbonat tác dụng với các chất hoạt động bề mặt trong hóa chất giặt tẩy gây ảnh hưởng tới khả năng giảm sức căng bề mặt trong nước và dẫn tới hiệu quả loại bỏ và hòa tan vết bẩn thấp. Ngoài ra, các tác nhân này khi phản ứng với hóa chất, có xu hướng tạo các muối carbonat hoặc sunfat kết tủa, bám trên bề mặt của đồ giặt, làm giảm độ sáng và gây ra các hiện tượng ố, vàng và xỉn màu. Tác nhân độ cứng cũng có thể làm giảm hiệu quả làm mềm đồ giặt và đôi khi các phản ứng còn gây ra các mùi khó chịu. Thêm vào đó, hoạt động trong điều kiện nước cứng còn làm tăng chi phí vận hành thiết bị do phải thường xuyên vệ sinh để loại bỏ các cặn cứng trong máy giặt. Trong điều kiện nước quá cứng, hệ thống làm mềm nước hoặc hệ thống RO chắc chắn phải được sử dụng để đảm bảo chất lượng đồ giặt của khách hàng cũng như bảo vệ độ bền của thiết bị. Hệ thống làm mềm nước và hệ thống RO chủ yếu dựa trên phương pháp lọc trao đổi ion và tách các ion Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước! Chi phí để đầu tư ban đầu sẽ không nhỏ, song khi xem xét và phân tích trong điều kiện sử dụng lâu dài sẽ thấy tính khả thi cao do tiết kiệm được hóa chất và nâng cao chất lượng dịch vụ giặt là.
may mặc
 

 
- Nước làm mát cho các hệ thống giải nhiệt phục vụ sản xuất, các thông số quan trọng của nước giải nhiệt gồm:
+ Độ dẫn điện hoặc TDS: Sự hiện diện của các chất rắn hòa tan trong nước dễ dàng tạo thành kết tủa khoáng không tan trên bề mặt truyền nhiệt, thường được gọi là cáu cặn. Cáu cặn bám dính vào bề mặt và trở nên nhiều hơn ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt và áp lực nước trên hệ thống.
+ Độ cứng: là sự hiện diện của 2 thành phần Ca2+ và Mg2+, Độ cứng trong nước cao cũng sẽ kéo theo Độ dẫn điện và TDS tăng lên, và cũng dễ dàng tạo thành kết tủa khoáng không tan trên bề mặt truyền nhiệt.
+ Độ pH: khi độ pH <7 biểu thị môi trường axit, khả năng ăn mòn đường ống tăng, khi độ pH >7 biểu thị môi trường bazo, khả năng đóng cặn tăng.
+ Chỉ số bão hòa: là chỉ số Langlier Saturation (LSI),  khi LSI âm thì nước có xu hướng ăn mòn, và khi LSI dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn.
 

- Nước sử dụng làm nguyên liệu chính cho lò hơi: Trong lò hơi, nước (hơi nước) là chất dẫn nhiệt, nước trong lò hơi không cần sạch mà cần trao đổi nhiệt tốt nhất. Sức nóng truyền cho nước (hóa thành hơi), như vậy, nếu ống thép có lớp cáu, cặn sẽ không thể truyền nhiệt tốt được. Ngoài việc hao phí nhiên liệu, còn có dấu hiệu các ống đó thường xuyên bị rung giật. Vậy đâu là những nguyên nhân đó?:
+ Cáu cặn đóng vách trong ống: do độ cứng (Ca2+ và Mg2+) của nước quá cao.
+ Độ pH: khi độ pH <7 biểu thị môi trường axit, tăng khả năng ăn mòn đường ống.
+ Oxy hòa tan: Do nồng độ khí O2 và CO2 trong nước vượt quá mức cho phép gây xước, phù ống lò.
+ Silica (SiO2): silica có thể làm hình thành cặn bám cứng silic. làm giảm lưu lượng nước giải nhiệt, gây tốn kém nhiều chi phí điện, nước và gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của cả nhà máy, xí nghiệp.
 
.

3. Giải pháp xử lý nước cấp cho các ngành công nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu trên, quá trình xử lý như sau:
 


 
 
-  Hệ thống tiền xử lý chức năng giảm tải áp lực lọc cho hệ thống RO, bao gồm:
+ Cột vật liệu lọc đa tầng: Loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 10µm và các kim loại nặng như Sắt và mangan
+ Cột vật liệu than hoạt tính: Loải bỏ clo dư, màu, mùi,
+ Cột vật liệu làm mềm nước: Loại bỏ các Canxi và Magie
+ Phin lọc chứa lõi PP: Loại bỏ các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn hơn 5µm
- Hệ thống RO: Thiết bị thẩm thấu ngược là thiết bị khử muối quan trọng trong quy trình này. Nhờ áp lực cao của bơm trục đứng, nước được đưa qua màng lọc RO với mặt lọc cực nhỏ 0.0001µm loại bỏ tới 99% chất rắn hòa tan (TDS). Sau quá trình lọc RO, nước có độ dẫn diện nhỏ hơn 25 µS/cm. Luôn phải có các vị trí có thể lẫy mẫu để kiểm tra định kỳ.
 
4. Ưu điểm về mặt công nghệ và giải pháp
- Nước xử lý cuối cùng là nước siêu tinh khiết và đáp ứng yêu cầu khắt khe nhất hiện nay về chất lượng.
- Thiết bị đa dạng về nguồn gốc, nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín trên thế giới đã được chứng nhận về chất lượng.
- Nước thải của từng giai đoạn có thể tái sử dụng.
- Vận hành hoàn toàn tự động và tiêu thụ ít điện năng.
- Hướng dẫn và bàn giao công nghệ tận tâm cho kỹ thuật viên của nhà máy, đảm bảo hệ thống luôn được vận hành an toàn và ổn định.
- Dịch vụ kỹ thuật và bảo hành, bảo trì hậu mãi.

Đối tác khách hàng

5
15
14
13
12
11
10
6
9
8
7
2
2
3
4
16
Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi
0916 133 212